Đang xử lý.....
TNUE
Khoa
Khoa Toán
Khoa Vật lý
Khoa Hóa học
Khoa Ngữ văn
Khoa Lịch sử
Khoa Địa lý
Khoa Sinh học
Khoa Thể dục thể thao
Khoa Giáo dục tiểu học
Khoa Giáo dục chính trị
Khoa Tâm lý giáo dục
Khoa Giáo dục mầm non
Khoa Ngoại ngữ
Phòng
Phòng Hành Chính - Tổ Chức
Phòng Bảo đảm chất lượng giáo dục
Phòng Kế hoạch - Tài chính
Phòng đào tạo
Phòng KHCN - HTQT
Phòng Công tác Sinh viên
Phòng Quản lý cơ sở vật chất
Phòng Công nghệ thông tin và Thư viện
Trung tâm
Trung tâm Ngoại ngữ sư phạm Việt Bắc
Trung tâm Phát triển kỹ năng sư phạm
Trung tâm Tin học Miền núi
Trung tâm hợp tác Quốc tế và Đào tạo, bồi dưỡng tiếng Việt cho người nước ngoài
Viện - Trường
Viện nghiên cứu Xã hội nhân văn miền núi
Trường THPT Thái Nguyên
Các tổ chức CT-XH
Đảng bộ trường ĐHSP - ĐHTN
Hội đồng trường ĐHSP - ĐHTN
Công đoàn trường ĐHSP - ĐHTN
Hội cựu chiến binh trường ĐH Sư phạm - ĐHTN
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
Cựu sinh viên
Dành cho người học
Giảng viên/cán bộ
Đăng nhập
Đăng ký
Đăng nhập
Đăng ký
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÁI NGUYÊN
Khoa Toán
Faculty of Mathematics
Giới thiệu
Giới thiệu về khoa
Lịch sử phát triển
Sứ mạng, tầm nhìn, giá trị cốt lõi
Thành tích tập thể
Thành tích cá nhân
Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ tổ chức
Đội ngũ cán bộ
Bảng giới thiệu Lãnh đạo khoa, Chi ủy, công đoàn, đoàn thanh niên, các tổ bộ môn
Cơ sở vật chất
Phòng học và thực hành giảng dạy
Thư viện
Hệ thống thể thao
Ký túc xá
Đào tạo
Cử nhân sư phạm
Các chương trình đào tạo
Quy chế đào tạo
Biểu mẫu hướng dẫn
Kế hoạch đào tạo
Phần mềm quản lý đào tạo
Thạc sĩ
Các chương trình đào tạo
Quy chế đào tạo
Biểu mẫu hướng dẫn
Kế hoạch đào tạo
Phần mềm quản lý đào tạo
Tiến sĩ
Các chương trình đào tạo
Quy chế đào tạo
Biểu mẫu hướng dẫn
Phần mềm quản lý đào tạo
Liên thông
Các chương trình đào tạo
Quy chế đào tạo
Các biểu mẫu hướng dẫn
Phần mềm quản lý đào tạo
Bồi dưỡng nghiệp vụ
Nghiệp vụ sư phạm
Chuẩn chức danh nghề nghiệp
Công nghệ thông tin
Ngoại ngữ
Nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học cán bộ
Thành tích NCKH
Đề tài các cấp đã nghiệm thu
Đề tài các cấp đang thực hiện
Bài báo trong nước
Bài báo quốc tế
Hội thảo trong nước
Hội thảo quốc tế
Sách - Giáo trình
Nghiên cứu khoa học sinh viên
Thành tích NCKH
Đề tài đã nghiệm thu
Đề tài đang thực hiện
Các nhà khoa học
Phó giáo sư
Tiến sĩ
Tin tức khoa học
Sinh viên
Hỗ trợ sinh viên
Văn bản quản lý
Cơ hội việc làm
Học bổng
Hoạt động xã hội
Hoạt động văn hóa - thể thao
Hoạt động rèn kĩ năng mềm
Cựu sinh viên
Lịch - thông báo
Thông báo dành cho người học
Lịch công tác của trường
Lịch công tác của khoa
Thông báo dành cho cán bộ
Tuyển sinh
Trang chủ
GIỚI THIỆU
Giới thiệu về khoa
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN
SỨ MẠNG, TẦM NHÌN, MỤC TIÊU, GIÁ TRỊ CỐT LÕI
ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
CƠ CẤU TỔ CHỨC
LÃNH ĐẠO KHOA
CHI ỦY
CÔNG ĐOÀN KHOA TOÁN
ĐOÀN THANH NIÊN
BỘ MÔN HÌNH HỌC VÀ ĐẠI SỐ
BỘ MÔN GIẢI TÍCH VÀ TOÁN ỨNG DỤNG
BỘ MÔN LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TOÁN
BỘ MÔN KHOA HỌC MÁY TÍNH VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN
KHÁM PHÁ TNUE
SƠ ĐỒ TRƯỜNG
Giới thiệu về khoa
1. Khoa Toán trường Đại học Sư phạm Việt Bắc những ngày đầu thành lập và trong thời kì kháng chiến chống Mỹ (1966 – 1975)
Từ giữa năm 1965, mặc dù cả nước đều dồn sức cho kháng chiến chống Mỹ nhưng Trung ương Đảng và Chính phủ vẫn đặc biệt quan tâm đến giáo dục. Với tầm nhìn chiến lược, thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 98/TTg trong đó nhấn mạnh đến việc tiếp tục phát triển giáo dục “theo quy mô ngày càng mở rộng, có chất lượng để đáp ứng các yêu cầu của đất nước sau này”. Trong bối cảnh đó, ngày 18/7/1966, Hội đồng Chính phủ đã ra Quyết định số 127/CP, thành lập trường Đại học Sư phạm (ĐHSP) Việt Bắc (nay là trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên), khoa Toán trường ĐHSP Việt Bắc cũng được ra đời trong những ngày đầu thành lập trường. Theo quyết định số 127/CP ngày 18/7/1966,khoa Toán có nhiệm vụ
đào tạo giáo viên Toán cấp III phục vụ chủ yếu cho sự nghiệp giáo dục của các tỉnh miền núi phía Bắc
. Những ngày đầu thành lập, địa điểm của Trường được đặt ở hai xã vùng sâu của huyện Đại Từ, đó là xã Vinh Quang (nay là xã Phú Lạc) và xã Đức Lương, trong đó khoa Toán được đặt tại xã Vinh Quang. Nhữngthầy, cô đầu tiên của khoa và trườnglà những thầy, cô của trường ĐHSP Hà Nội và một số thầy, cô là giáo viên giỏi của các trường phổ thông. Sau 2 tháng từ ngày có quyết định thành lập từ giữa tháng 9 năm 1966, trường tiếp nhận hơn 400 sinh viên khóa I, trong đó có gần 100 các anh chị là sinh viên (SV) của khoa Toán.Sau 5 năm kể từ ngày thành lập, mặc dù công tác giảng dạy và học tập diễn ra dưới làn bom đạn ác liệt của Mỹ, thầy và trò của các khoa đều xác định
cố gắng dạy và học thật tốt
. Để ghi nhận những cố gắng của thầy trò Khoa Toán trong giảng dạy và học tập cũng như những đóng góp của khoa trong việc bồi dưỡng kiến thức cho con em nhân dân huyện Đại Từ, năm học 1971 – 1972, tổ
Phương pháp giảng dạy và tổ Hình học của khoa là hai trong ba đơn vị của trường ĐHSP Việt Bắc được Ủy ban Hành chính khu tự trị Việt Bắc công nhận đạt danh hiệu Tổ lao động xã hội chủ nghĩa.
Năm học 1973 – 1974 là năm học đầu tiên mà khoa Toán được ở tập trung cùng với Ban Giám hiệu và các phòng, ban, khoa khác trong trường tại Mỏ Bạch- thành phố Thái Nguyên (nay là đường Lương Ngọc Quyến – thành phố Thái Nguyên). Do trường ở giữa trung tâm thành phố, nên việc học tập và nghiên cứu của thầy trò đã thuận lợi hơnrất nhiều. Nắm bắt được cơ hội thuận lợi này, khoa xác định nhiệm vụ trọng tâm của năm học là tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển đội ngũ và thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học. Tính cho đến thời điểm này, các thầy giáo của khoa Toán đã đăng tải được nhiều bài báo khoa học trong và ngoài nước, trong đó có nhiều bài báo quốc tế. Bên cạnh hoạt động giảng dạy và nghiên cứu, các thầy cô giáo trong khoa vẫn tích cực tham gia phong trào dạy bổ túc văn hóa cho con em các dân tộc tỉnh Bắc Thái, đây là một trong các hoạt động được nhân dân tỉnh Bắc Thái đánh giá rất cao.
Năm học 1974 – 1975 đã đánh dấu chặng đường 10 năm xây dựng và phát triển của khoa. Từ một khoa trong trường đại học non trẻ mới được thành lập trên vùng núi khó khăn, khoa Toán nói riêng và trường ĐHSP Việt Bắc nói chung đã đạt được những thành tích quan trọng trong công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên cho các tỉnh miền núi phía Bắc. Tính cho đến hết năm học 1974-1975, đã có 450 sinh viên của khoa tốt và trở thành giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục của các tỉnh trong cả nước. Đội ngũ giáo viên của khoa mặc dù còn trẻ nhưng đến cuối năm 1974 đã có 3 thầy giáo bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ ở nước ngoài, đây thực sự là thành tích mà nhiều năm sau đội ngũ của khoa mới lập lại được.
2. Khoa Toán trường Đại học Sư phạm Việt Bắc những năm bao cấp (1976 – 1986)
Trong thời gian này để đón đầu cải cách giáo dục, nhà trường đã quán triệt công tác đào tạo của trường theo phương châm “Tinh giản, vững chắc, sát đối tượng, sát phổ thông”, hoạt động thực tập, thực tế chuyên môn cũng được trường và khoa rất coi trọng.Hoạt động nghiên cứu khoa học cũng đã được khoa và trường rất quan tâm, trong đó nổi bật lên là đề tài nghiên cứu của nhóm các thầy cô thuộc tổ Phương pháp giảng dạy, kết quả nghiên cứu của các thầy cô sau đó được nghiệm thu và được xuất bản thành giáo trình “Phương pháp giảng dạy Toán”.
Năm học 1980 – 1981 bắt đầu trong bối cảnh đất nước đang bước vào cuộc khủng hoảng kinh tế, những năm này, đời sống của thầy trò khoa Toán cũng vô cùng khó khăn, trong tình hình đó, Ban chủ nhiệm khoa đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng, lập trường kiên định cho sinh viên và giáo viên trong khoa, làm cho mọi người đều có ý chí quyết tâm vượt khó vươn lên, chống lại mọi biểu hiện tiêu cực. Đến năm 1986, sau 20 năm thành lập khoa, từ 13 thầy cô giáo đầu tiên đến thời điểm này số lượng các thầy cô giáo trong khoa đã gần 30 người, trong đó có 4người có học vị tiến sĩ, nhiều thầy giáo trong khoa đã hoàn thành chương trình đào tạo sau Đại học. Khoa Toán ngày càng khẳng định được vị thế của khoa trong trường.
3. Khoa Toán trường Đại học Sư phạm Việt Bắc thời kì đổi mới (1986 – 1994)
Từ năm học 1989 – 1990, được phép của Bộ Giáo dục và đào tạo, Trường ĐHSP Việt Bắc được đa dạng hóa các loại hình đào tạo, bên cạnh hệ đào tạo chính quy và hệ dự bị trường còn được tuyển sinh hệ chính quy mở rộng, hệ đặc biệt đào tạo theo địa chỉ và hệ chuyên tu, vì vậy quy mô đào tạo của khoa lớn dần, nhiệm vụ giảng dạy của các thầy cô cũng nặng nề hơn. Trong hè năm học 1989 – 1990, các thầy cô giáo trong khoa đã tham gia Bồi dưỡng thay sách giáo khoa lớp 10 cho giáo viên Toán của các tỉnh Bắc Thái, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Tuyên. Đợt bồi dưỡng giáo viên thay sách này đã góp phần nâng cao uy tín của khoa, của trường đối với các tỉnh.
Từ năm học 1990 – 1991, trường ĐHSP Việt Bắc thực hiện đào tạo theo 2 giai đoạn (giai đoạn đào tạo đại cương và giai đoạn đào tạo chuyên ngành), cùng năm học đó, theo Quyết định số 63/HĐBT ngày 18/3/1991,
trường Cao đẳng sư phạm Việt Bắc sáp nhập vào trường ĐHSP Việt Bắc, như vậy ngoài các hệ đào tạo ĐH Chính quy
, đào tạo theo địa chỉ và đào tạo chuyên tu. Trong năm học này, đào tạo thêm ngành giáo viên Toán – Lí, Toán – Tin.
Năm học 1991 – 1992, trải qua 25 năm xây dựng và phát triển, khoa Toán trường ĐHSP Việt Bắc đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị đó là đào tạo giáo viên Toán cho các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, trong hoàn cảnh khó khăn và những tác động tiêu cực khác của xã hội, khoa Toán luôn giữ vững nề nếp giảng dạy và học tập đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo.
4. Khoa Toán trường ĐHSP – ĐH Thái Nguyên trong thời kì công nghiệp hóa- hiện đại hóa(1994 – 2006)
Thực hiện Nghị định số 31/CP ngày 4/4/1994 của
Chính phủ Đại học Thái Nguyên được thành lập trên cơ sở sắp xếp lại mạng lưới của các trường Đại học, cao đẳng đóng trên địa bàn tỉnh Bắc Thái
, đó là các trường: Đại học Sư phạm Việt Bắc, Đại học Y Bắc Thái, Đại học Nông nghiệp III Bắc Thái, Đại học công nghiệp Thái Nguyên và trường Công nhân cơ điệnViệt Bắc. Với việc ra đời Đại học Thái Nguyên thì trường ĐHSP Việt Bắc nay được gọi là Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên. Cùng với sự ra đời của ĐH Thái Nguyên thì phương thức đào tạo của các trường cũng có sự thay đổi, đó là việc chia làm 2 giai đoạn trong quá trình đào tạo, giai đoạn giáo dục đại cương (dành cho sinh viên của tất cả các trường ĐH thuộc ĐH Thái Nguyên) và giai đoạn đào tạo chuyên sâu (sinh viên học tại các trường thành viên).
Năm 2002, do sự yêu cầu phát triển nên ĐH Thái Nguyên đã thành lập nhiều khoa mới trực thuộc ĐH, đó là Khoa Công nghệ thông tin (nay là trường ĐH Công nghệ thông tin và truyền thông), khoa Khoa học Tự nhiên (nay là trường ĐH Khoa học). Để có những cán bộ khung cốt cán cho các đơn vị này, khoa Toán đã phải chia sẻ nhiều giảng viên có trình độ cao và năng lực chuyên môn tốt cho các đơn vị đó (thầy Nông Quốc Chinh được bổ nhiệm là Trưởng khoa khoa Khoa học tự nhiên, sau đó là Hiệu trưởng trường ĐH Khoa học, cô Lê Thị Thanh Nhàn được bổ nhiệm là trưởng phòng Đào tạo của khoa Khoa học tự nhiên, nay là Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng trường ĐH Khoa học,…). Trong giai đoạn này ngoài mục tiêu thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy thì nhiệm vụ quan trọng của khoa là tiếp tục phát triển đội ngũ giảng viên có trình độ cao.Bên cạnh việc phát triển đội ngũ thì hoạt động nghiên cứu khoa học của khoa trong giai đoạn này cũng đạt được nhiều thành tích, giảng viên trong khoa đã tích cực đăng kí chủ trì đề tài cấp Bộ và cấp Đại học, trong những năm này cũng có nhiều các bài báo khoa học của giảng viên trong khoa được đăng tải trên các Tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước, đặc biệt có nhiều bài báo được đăng trên Tạp chí Quốc tế có uy tín. Đáng chú ý là vào tháng 12/ 1998, khoa Toán đã tổ chức rất thành công Hội nghị Đại số - Hình học – Tô pô, đây là Hội nghị Toán học lớn, rất có uy tín và quy tụ nhiều nhà Toán học nổi tiếng trong và ngoài nước.
Ban tổ chức vàBan chương trình của Hội nghị Đại số - Hình học- Tô pô – Thái Nguyên 1998
Bên cạnh hoạt động NCKH của cán bộ thì hoạt động NCKH của sinh viên trong khoa cũng được đặc biệt quan tâm và đã thu được những kết quả tốt đẹp. Năm 2002, khoa mạnh dạn gửi đề tài NCKH của sinh viên tham dự Hội thi sinh viên NCKH toàn quốc và từ năm 2002 – 2006 sinh viên của khoa đã đạt 1 giải nhất, 1 giải nhì và 1 giải khuyến khích trong Hội thi sinh viên NCKH toàn quốc.
Nhận thức được vai trò của khoa trong việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho các cơ sở giáo dục thuộc ĐH Thái Nguyên và các Sở Giáo dục các tỉnh miền núi phía Bắc, dưới sự chỉ đạo của Ban Giám Hiệu, Ban chủ nhiệm khoa đã hợp tác với khoa Toán – trường ĐHSP Hà Nội, Viện Toán học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam để xây dựng chương trình đào tạo thạc sĩ. Đến năm học 1999- 2000 khoa chính thức được Bộ Giáo dục và đào tạo cho phép
đào tạo trình độ thạc sĩ với 3 chuyên ngành: Giải tích, Đại số và lý thuyết số, Lý luận và PPDH Toán.
Để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, cuối những năm 90 của thế kỉ 20, Đảng và nhà nước đã xác định việc cần thiết phải đưa môn Tin học vào giảng dạy trong trường phổ thông. Để đào tạo đủ giáo viên dạy Tin học ở trường phổ thông, với năng lực đội ngũ giảng viên của khoa, với sự hợp tác với Viện Công nghệ thông tin,
năm học 1999 – 2000, khoa Toán được giao mở thêm mã ngành đào tạo cử nhân Sư phạm Tin học
. Như vậy, có thể nói khoa Toán đã đặt nền móng đầu tiên cho việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy, quản lý của trường ĐHSP Thái Nguyên.
Sau 40 năm thành lập khoa Toán đang đào tạo 2 ngành cử nhân: Cử nhân sư phạm Toán học và cử nhân Sư phạm Tin học; 03 chuyên ngành thạc sĩ: Đại số và Lý thuyết số, Giải tích, Lý luận và PPDH môn Toán; đã đào tạo được: 4878 cử nhân sư phạm Toán, Tin; 130 thạc sĩ khoa học; đã chủ trì 09 đề tài KH cấp Bộ, đăng tải được 53 bài báo khoa học trong đó có 17 bài ở Tạp chí Quốc tế, xuất bản được 5 đầu sách; đạt 79 giải Olympic sinh viên Toán, Tin toàn quốc; 01 giải nhất và 01 giải nhì sinh viên NCKH toàn quốc.
5. Khoa Toán Trường ĐHSP – ĐH Thái Nguyên thời kì hội nhập Quốc tế (2006 – nay)
Năm học 2006 – 2007 đánh dấu bước ngoặt lớn trong việc thay đổi hình thức đào tạo của trường ĐHSP Thái Nguyên, được sự hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và trực tiếp là ĐH Thái Nguyên, trường thực hiện đổi từ hình thức đào tạo theo niên chế sang hình thức đào tạo theo tín chỉ với rất nhiều đổi mới. Lần đầu tiên giảng viên của các khoa phải tự xây dựng chương trình đào tạo, hơn nữa việc quản lí đào tạo của trường đã hoàn toàn quản lí trên hệ thống, hình thức tổ chức dạy học cũng như hình thức đánh giá sinh viên có nhiều thay đổi. Trước tình hình đó, Ban chủ nhiệm khoa cùng với giảng viên cốt cán trong khoa đã tích cực tìm hiểu những văn bản hướng dẫn về xây dựng chương trình đào tạo, mở rộng mối quan hệ với các khoa Toán trong các trường ĐHSP lớn trong cả nước (như ĐHSP Hà Nội, ĐH Vinh, ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh…) để học tập kinh nghiệm của các khoa bạn trong việc xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ. Với sự chủ động, tích cực của Ban chủ nhiệm khoa cùng các giảng viên trong khoa nên công tác đào tạo của khoa không gặp nhiều xáo trộn, quy mô đào tạo của khoa ngày càng mở rộng, chất lượng đào tạo của khoa cũng không ngừng được nâng cao.
Đào tạo sau đại học của khoa trong giai đoạn này cũng đạt được nhiều kết quả tốt, quy mô tuyển sinh sau ĐH ngày càng tăng, nhiều học phần trong chương trình sau ĐH do giảng viên trong khoa trực tiếp giảng dạy, chất lượng các luận văn thạc sĩ ngày càng được nâng cao. Với thành tích đạt được trong đào tạo thạc sĩ, với nhu cầu phát triển đội ngũ có trình độ cao của các trường ĐH và cao đẳng trong khu vực, năm 2007, khoa được giao nhiệm vụ đào tạo Tiến sĩ chuyên ngành Toán Giải tích. Tính từ đó đến nay đã có 8 NCS chuyên ngành Giải tích đã bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ và hiện nay đang có 14 NCS theo học.
Năm học 2006 – 2007, cũng là năm học mà Bộ giáo dục triển khai đại trà việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông, Khoa Toán nói riêng và trường ĐHSP Thái Nguyên nói chung được giao nhiệm vụ bồi dưỡng GV cốt cán cho các tỉnh: Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái. Trong mỗi kỳ hè các năm 2006, 2007 và 2008, khoa đã bồi dưỡng cho hơn 100 giáo viên cốt cán của các tỉnh trên, rất nhiều chuyên đề bồi dưỡng của giảng viên trong khoa đã được học viên đánh giá cao, uy tín chuyên môn của khoa ngày càng được các Sở Giáo dục và giáo viên các trường THPT trong khu vực đánh giá cao.
Bên cạnh hoạt động đào tạo, hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên trong khoa trong giai đoạn này được phát triển vượt bậc, từ năm 2006 – 2010, giảng viên của khoa đã chủ trì 12 đề tài cấp Bộ, các đề tài được nghiệm thu đều đúng thời hạn và đều đạt từ loại tốt trở lên. Bên cạnh đó giảng viên trong khoa còn chủ trì nhiều đề tài cấp Đại học, hàng năm giảng viên trong khoa công bố từ 30 – 40 bài báo khoa học trong các Tạp chí trong và ngoài nước, trong đó có từ 7 – 10 bài trên các Tạp chí SCI và SCIE. Nhiều giảng viên trong khoa được đi nghiên cứu ngắn hạn hoặc đi hội thảo tại một số nước như: Pháp, Ý, Ấn độ, Nga… Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên cũng được phát triển mạnh, trong 5 năm từ 2006 – 2011, mỗi năm có khoảng 30 sinh viên trong khoa làm đề tài nghiên cứu khoa học, các đề tài nghiên cứu của sinh viên đều được đánh giá có chất lượng tốt trong đó có 3 đề tài đạt các giải trong cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học của Bộ. Bên cạnh hoạt động NCKH, sinh viên của khoa còn đều đặn tham gia cuộc thi Olympic Toán học sinh viên toàn quốc và đạt được kết quả rất cao, năm 2007 đạt 01 giải nhất, 3 giải nhì, 04 giải ba và 02 giải KK (đoàn gồm 9 SV); năm 2008 đạt 02 giải nhất, 05 giải nhì, 03 giải ba (đoàn gồm 9 SV); năm 2009 đạt 3 giải nhì, 05 giải ba (đoàn gồm 9 SV); năm 2010 đạt 3 giải nhì, 05 giải ba (đoàn gồm 10 SV).
Đội tuyển Olympic Toán của khoa tham dự kì thi lần thứ
Với những thành tích trong đào tạo, NCKH và các hoạt động phong trào khác, ghi nhận những đóng góp của thầy và trò khoa Toán đối với sự nghiệp Giáo dục khu vực Miền núi phía Bắc, đặc biệt là những đóng góp trong giai đoạn 2005 – 2010, ngày 1/9/2010, Chủ tịch nước đã kí quyết định trao tặng Huân chương Lao động hạng ba cho tập thể khoa Toán.
Các thầy giáo là lãnh đạo khoa qua các thời kì trong Lễ kỉ niệm 45 năm ngày thành lập khoa
Từ năm học 2015 – 2016, trường ĐHSP Thái Nguyên đã quyết định chủ động giảm chỉ tiêu tuyển sinh để đảm bảo chất lượng đào tạo đồng thời giúp giảng viên có thời gian tập trung NCKH. Quy mô tuyển sinh sau đại học của khoa trong thời gian qua tương đối ổn định, chất lượng đào tạo ĐH ngày càng được nâng cao. Bên cạnh đào tạo Tiến sĩ chuyên ngành Toán Giải tích, ngày 26 tháng 2 năm 2014 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo đã kí quyết định cho phép khoa Toán đào tạo
Tiến sĩ chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học môn Toán
. Như vậy hiện này khoa đang đảm nhiệm đào tạo 2 ngành đào tạo cử nhân: Sư phạm Toán học và sư phạm Tin học; 3 chuyên ngành thạc sĩ: Giải tích, Đại số và lý thuyết số, Lý luận và phương pháp dạy học môn Toán; 2 chuyên ngành Tiến sĩ: Giải tích, Lý luận và phương pháp dạy hoc Toán.
Hoạt động NCKH của cán bộ giảng viên và sinh viên trong khoa trong 5 năm qua cũng đạt nhiều kết quả tốt, giảng viên của khoa đã và đang chủ trì 11 đề tài cấp Bộ, khoảng 20 đề tài cấp ĐH, mỗi năm giảng viên trong khoa đăng tải được từ 35 – 40 bài báo trên các Tạp chí, trong đó có khoảng 10 - 15 bài trên Tạp chí SCI và SCIE, nhiều giảng viên của khoa đã đạt giải thưởng của Viện Toán cao cấp tặng cho các công trình khoa học tiêu biểu trong năm. Hàng năm giảng viên trong khoa còn tham gia hướng dẫn khoảng 60 đề tài NCKH của sinh viên, đội tuyển Olympic Toán của khoa vẫn duy trì tốt trong các kì thi Olympic Toán học sinh viên toàn quốc, trong 5 năm gần đây Viện Toán cao cấp hàng năm cấp 6 – 8 suất học bổng cho SV tham gia kì hè tại Viện Toán, cấp từ 6-8 suất học bổng cho các SV có kết quả học tập tốt.
Từ năm học 2010 – 2011, khoa Toán đã tiếp nhận những lưu HS Lào đầu tiên đến học tập tài khoa, những lưu HS Lào đầu tiên đã hoàn thành nhiệm vụ học tập và trở về nước công tác, chương trình đào tạo cũng như đội ngũ giảng viên đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng các lưu HS, khoa Toán và trường ĐHSP Thái Nguyên đã nhận được rất nhiều lời cám ơn và khen ngựi từ Đại sứ quán Lào tại Việt Nam và Bộ Giáo dục và thể thao Lào. Trong những năm qua, khoa đã mời các GS của một số nước đến tham gia giảng dạy và trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu tại khoa như TS Alexander Coward (giảng viên trường ĐH California, phân hiệu Berkeley – Hoa kì), đặc biệt khoa đã tạo được mối quan hệ tốt đẹp trong nghiên cứu với nhóm nghiên cứu của trường ĐH Meiji – Nhật Bản, đoàn GS của ĐH Meiji đã nhiều lần sang tham gia giảng dạy cho giảng viên và sinh viên của khoa đồng thời đã và đang tài trợ cho 3 giảng viên trong khoa sang nghiên cứu tại trường.
TS Alexander Cowand đang giảng dạy học phần Hình học sơ cấp cho lớp Toán Chất lượng cao K47 của khoa
GS F. Morgan (Phó chủ tịch hội Toán học Mỹ) giảng bài cho SV khoa
GS. Marcel Morales - Viện Toán Fourier - Cộng hòa Pháp giảng bài tại khoa
Các GS Toán của Nhật Bản đến giảng dạy tài trường từ 6/6 – 16/6/2016
Trong 50 năm qua khoa Toán đã đào tạo được 5399 giáo viên Toán và 717 giáo viên Tin có trình độ Đại học; 647 Giáo viên Toán có trình độ thạc sĩ và Tiến sĩ; tham gia bồi dưỡng hàng nghìn lượt giáo viên Toán. Nhiều giảng viên của khoa đã trở thành những cán bộ tốt, những nhà khoa học có uy tín, nhiều thầy cô nắm giữ những vị trí lãnh đạo của các đơn vị như: Thầy Phạm Gia Đức, thầy Trần Kiều đều nguyên là Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Các thế hệ cựu sinh viên khoa Toán, khi giảng dạy và công tác tại các cơ quan khác nhau cũng đều là các cán bộ tốt, giáo viên giỏi của các trường. Rất nhiều các anh chị cựu sinh viên khoa Toán đã và đang nắm giữ các vị trí lãnh đạo quan trọng từ Trung ương đến địa phương.
Tính đến tháng 12/2017, Khoa Toán có 42 giảng viên, trong đó có: 06 Phó Giáo sư, 18 Tiến sĩ, 18 thạc sĩ (trong đó hiện có 03 NCS ở nước ngoài và 08 NCS trong nước); 01 giảng viên học sau tiến sĩ tại Nhật Bản; 01 giảng viên đang nghiên cứu dài hạn tại Trung Quốc. Tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ đạt trên 57.14% (tỷ lệ trung bình cả nước là 25%); 100% giảng viên của khoa trong độ tuổi đạt chuẩn Tin học (đạt chứng chỉ IC3), gần 50% giảng viên trong độ tuổi của khoa đạt chuẩn Ngoại ngữ, có khoảng 10 học phần trong chương trình đào tạo của khoa được soạn và giảng bằng tiếng Anh.
Với những thành tích đat được trong 50 năm qua, khoa Toán đã vinh dự được Nhà nước tặng 01 Huân chương Lao động hạng ba (năm 2010), 01 Cờ thi đua của Thủ trướng Chính phủ (2016); 01 Bằng khen của Thủ tướng chính phủ (2008); 01 Cờ thi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017); 02 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008, 2016), nhiều Giấy khen của Giám đốc Đại học Thái Nguyên và Hiệu trưởng trường ĐHSP Thái Nguyên. Nhiều giảng viên trong khoa đã được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú, chiến sĩ thi đua toàn quốc, chiến sĩ thi đua cấp Bộ, bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Giải thưởng sáng tạo:
· Giải thưởng sinh viên NCKH cấp Bộ: 01 Giải nhất, 01 Giải nhì, 03 Giải Ba, 04 Giải KK.
· Giải thưởng Sáng tạo khoa học trẻ cấp tỉnh: 01 Giải nhất.
· Giải thưởng Tài năng Khoa học trẻ: 01 Giải nhì.
· Olympic Toán học sinh viên toàn quốc giai đoạn 2007-2016: 76 giải (05 Giải nhất, 26 Giải nhì, 39 Giải ba và 06 Giải KK).
· Olympic Tin học sinh viên toàn quốc giai đoạn 2000-2016: 36 giải (02 Giải nhất, 04 Giải nhì, 19 Giải ba và 11 Giải KK).